Ai Có Thể Bảo Lãnh Qua Mỹ?

15/11/2021    811    4.94/5 trong 8 lượt 
Ai Có Thể Bảo Lãnh Qua Mỹ?
Bạn đang sinh sống ở Việt Nam và có người thân sinh sống tại Mỹ. Liệu người thân của bạn có đủ điều kiện đứng ra bảo lãnh bạn qua Mỹ? Và bạn sẽ được nằm trong diện bảo lãnh nào theo quy định của Di Trú Mỹ?

Bên Mỹ thì ai được quyền đứng đơn bảo lãnh?

- Căn cứ theo luật di trú Mỹ sẽ chỉ công dân Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ (người có thẻ xanh) mới được quyền đứng ra bảo lãnh người thân qua Mỹ sinh sống, đoàn tụ.

- Ngoài hai trường hợp trên thì không ai có đủ điền kiện bảo lãnh người thân định cư Mỹ.

Tại Việt Nam thì ai được bảo lãnh sang Mỹ?

Sẽ có nhiều diện bảo lãnh khác nhau tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa người được bảo lãnh ở Việt Nam và người đứng ra bảo lãnh đang sinh sống bên Mỹ. Có các trường hợp cụ thể sau:

1.Người đứng đơn bảo là người có quốc tịch Mỹ được phép bảo lãnh:

- Vợ/chồng;

- Con độc thân dưới 21 tuổi;

- Con độc thân trên 21 tuổi;

- Con đã lập gia đình;

- Anh chị em (người đứng đơn bảo lãnh phải trên 21 tuổi);

- Cha mẹ (người đứng đơn bảo lãnh phải trên 21 tuổi).

- Hôn thê (hôn phu).

2. Trường hợp người đứng đơn bảo lãnh là thường trú nhân Mỹ (Có thẻ xanh Mỹ) sẽ được phép bảo lãnh:

- Vợ/chồng.

- Con độc thân dưới 21 tuổi.

- Con độc thân trên 21 tuổi.

Một số lưu ý đối với diện bảo lãnh Mỹ:

- Sẽ không có diện thường trú nhân Mỹ mở hồ sơ bảo lãnh con cái đã lập gia đình. Trường hợp nếu hồ sơ bảo lãnh đã mở khi con còn độc thân, nhưng sau đó người con kết hôn trước khi hồ sơ được chấp thuận hoặc chuyển diện thẻ xanh thì visa sẽ bị từ chối và hồ sơ tự động bị thu hồi.

- Định nghĩa độc thân đối với Di trú Mỹ nghĩa là người này chưa từng kết hôn, hoặc đã từng kết hôn và ly hôn thì vẫn được coi là độc thân. Con của đương đơn chính dưới 21 tuổi vẫn được đi cùng

Những trường hợp công dân Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ không được bảo lãnh người thân sang Mỹ?

1.Cha mẹ nuôi hoặc con nuôi, nếu việc nuôi con tiến hành sau khi trẻ đủ 16 tuổi, hoặc nếu trẻ không có người giám hộ hợp pháp hoặc không sống với ba mẹ tối thiểu 2 năm trước khi nộp đơn bảo lãnh.

2. Nếu người có quốc tịch Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ thông qua việc được nhận làm con nuôi thì không thể quay lại bảo lãnh cha mẹ ruột sang định cư Mỹ

3. Cha dượng (mẹ kế) hoặc con riêng, nếu việc kết hôn thực hiện sau khi trẻ đủ 18 tuổi.

4. Nếu bạn và vợ (chồng) không có mặt tại thời điểm diễn ra lễ cưới của hai người ngoại trừ khi lễ cưới là hấp hôn.

5. Trong trường hợp người vợ (chồng) có được thẻ xanh thông qua việc kết hôn trước đó với với công dân Mỹ hoặc thẻ xanh Mỹ cũng sẽ không thể bảo lãnh người thân ngoại trừ các trường hợp sau:
a. Hiện tại đã nhập quốc tịch Mỹ.
b. Đã trở thành thường trú nhân ít nhất 5 năm.
c. Phải chứng minh được cuộc hôn nhân trước đây hoàn toàn không vì mục đích định cư.
d. Cuộc hôn nhân trước vợ (chồng) chết.

6. Vợ (chồng), nếu bạn đã kết hôn với người này trong khi họ là đối tượng đã bị trục xuất hoặc xóa bỏ trình trạng được thừa nhận hoặc được sống tại Mỹ hợp pháp hoặc họ đang chờ phát quyết của tòa án. Trừ khi bạn chứng minh được hôn nhân chân thật (bona fide marriage) theo điều 245(e)(3) Luật Di trú Mỹ. Đối với trường hợp này bạn sẽ phải có bản tường trình chứng minh rõ ràng và thuyết phục rằng cuộc hôn nhân chân thật, không vì mục đích định cư. Sau khi kết hôn, vợ (chồng) đã sống ở ngoài Mỹ tối thiểu 2 năm.

7. Bất kỳ ai, nếu USCIS xác định họ có mục đích định cư.

8. Ông/bà, cháu nội/cháu ngoại, cháu họ, anh em họ, hoặc cha mẹ vợ (chồng).

Làm sao để bảo lãnh sang Mỹ?

Để bảo lãnh thân nhân sang Mỹ, người bảo lãnh và người được bảo lãnh sẽ chủ yếu gồm 02 giai đoạn chính gồm:

1. Người đứng ra bảo lãnh mở hồ sơ, nộp hồ sơ theo quy định cho USCIS, NVC

2. Người được bảo lãnh sau khi hồ sơ được chấp thuận sẽ tiến hành phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Mỹ tại Việt Nam

Lưu ý: Nội dung bài viết được thực hiện từ kinh nghiệm cá nhân và nguồn tham khảo từ website của Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) tại thời điểm thực hiện bài viết.  Để rõ hơn về điều kiện phù hợp và quy trình thực hiện vui lòng liên hệ trực tiếp Giang để được tư vấn tại:

Những câu hỏi thường gặp

1. Bên Mỹ thì ai được quyền đứng đơn bảo lãnh?

Phải là người có quốc tịch Mỹ hoặc là thường trú nhân Mỹ (Thẻ xanh)

2. Người có quốc tịch Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ thông qua việc được nhận làm con nuôi có thể bảo lãnh cha mẹ ruột?

Không được phép quay lại bảo lãnh cha mẹ ruột theo quy định Di Trú Mỹ

3. Một hồ sơ bảo lãnh thường xét duyệt trong bao lâu?

Sẽ tuỳ từng diện bảo lãnh khác nhau và tuỳ vào số lượng hồ sơ đang được chờ xét duyệt tại USCIS. Có những hồ sơ thời gian trung bình 18 tháng (như diện bảo lãnh cha mẹ, diện bảo lãnh vợ/chồng), nhưng có những hồ sơ tới 14 năm như diện bảo lãnh anh/em
Giang Vu

Bình luận