Cách Tính Mức Thu Nhập Bảo Trợ Tài Chính Định Cư Mỹ

18/04/2022    1.409    4.88/5 trong 32 lượt 
Cách Tính Mức Thu Nhập Bảo Trợ Tài Chính Định Cư Mỹ
Đối với tất cả các diện bảo lãnh định cư Mỹ thì hồ sơ bảo trợ tài chính là phần quan trọng nhất cho việc xét duyệt xem đủ điều kiện cho việc bảo lãnh hay không.
Trong nhiều trường hợp khi người bảo trợ không đủ điều kiện tài chính, khi đó họ có thể tìm người đồng bảo trợ để hoàn tất bộ hồ sơ tài chính I-864.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin về cách tính mức thu nhập thế nào là đủ điều kiện cho việc bảo trợ tài chính định cư Mỹ. Mọi người cùng tìm hiểu để rõ hơn nhé. 

1. Điều kiện chung đối với hồ sơ bảo trợ tài chính

- Người đứng ra bảo lãnh sẽ phải có mức thu nhập hàng năm trên mức 125% theo chuẩn thu nhập của liên bang do Bộ Y tế và dịch vụ Nhân Sinh Mỹ (HHS) ban hành.

- Chuẩn thu nhập được quy định theo Hướng dẫn Chuẩn nghèo (HHS Poverty Guidelines) phân riêng với 48 tiểu bang, District of Columbia, Bang Alaska và Bang Hawaii.

- Chuẩn nghèo HHS (Poverty Guidelines) có thể hiểu là mức thu nhập tối thiểu phải đạt được

2. Mức bảo trợ tài chính phân theo các bang như sau

Mức này được áp dụng từ 12/01/2022

48 tiểu bang và District of Columbia

Bang Alaska

Bang Hawaii
 

3. Cách tính quy mô gia đình và mức bảo trợ tài tính

Bạn sẽ dựa vào công thức sau để tính quy mô gia đình và mức bảo trợ tài chính tương ứng

(1) Số người trong gia đình thuộc bộ hồ sơ thuế hiện tại  + (2) Số người trước đây đã bảo lãnh + (3) Số người đang làm bảo lãnh = (4) Tổng quy mô gia đình

Trong đó:

(1) Số người trong gia đình thuộc bộ hồ sơ thuế hiện tại bao gồm:

- Bản thân người đứng ra bảo lãnh.

- Vợ/chồng người bảo lãnh.

- Con độc thân dưới 21 tuổi của người bảo lãnh.

- Toàn bộ ai phụ thuộc vào tax return của người bảo lãnh.

(2) Số người trước đây đã bảo lãnh bao gồm:

- Những người hiện đang sống tại Mỹ và được bảo trợ trước đây nhưng chưa có quốc tịch hoặc chưa đủ thời gian 10 năm đi làm.

(3) Số người đang làm bảo lãnh gồm:

- Tất cả các thành viên trong hồ sơ của người được bảo lãnh

(4) Tổng quy mô gia đình:

- Căn cứ theo mức này để đối chiếu với bảng quy đổi bảo trợ tài chính phân theo các bang như đã nêu ở trên để có mức quy định phù hợp đối với người bảo lãnh. 

4. Ví dụ minh hoạ:

Ví dụ 1: Anh A quốc tịch Mỹ đang có vợ và hai người con nhỏ. Trước đây anh chưa từng mở hồ sơ bảo lãnh ai. Anh A làm thủ tục bảo trợ cho gia đình em trai gồm hai vợ chồng và một người con.

Cách tính như sau:

- Số người trong gia đình thuộc bộ hồ sơ thuế: Anh A + Vợ + Hai con nhỏ = 4 (Khai thuế 4 người)

- Số người trước đây đã bảo lãnh: 0

- Số người đang làm bảo lãnh: Em trai + Vợ em trai + Một con nhỏ = 3

=> Tổng quy mô gia đình: 7  => Thu nhập tối thiểu của ông A phải là $52,388

Ví dụ 2: Anh B quốc tịch Mỹ đang có vợ và hai người con nhỏ. Trước đây anh từng mở hồ sơ bảo lãnh gia đình người em gồm 4 người. Giờ Anh A tiếp tục làm thủ tục bảo trợ cho gia đình em trai gồm hai vợ chồng và một người con.

Cách tính như sau:

- Số người trong gia đình thuộc bộ hồ sơ thuế: Anh A + Vợ + Hai con nhỏ = 4 (Khai thuế 4 người)

- Số người trước đây đã bảo lãnh: 4 người

- Số người đang làm bảo lãnh: Em trai + Vợ em trai + Một con nhỏ = 3

=> Tổng quy mô gia đình: 11 người

=> Thu nhập tối thiểu của ông A phải là $67,050 + $6,788 x 3 =. 87,414

5. Trường hợp người bảo lãnh không đủ tài chính

Thực tế có nhiều trường hợp người bảo lãnh không đủ tài chính để có thể mở hồ sơ bảo trợ tài chính và bảo lãnh người thân đi Mỹ. Sẽ có những giải pháp sau trong trường hợp không đủ mức tài chính theo quy định:

- Tìm người đồng tài trợ (Cp-signer). Người đồng tài trợ này không nhất thiết là người thân ruột thịt trong gia đình. Tuy nhiên theo quy định thì người đồng tài trợ sẽ phải có trách nhiệm tài chính cho đến 10 năm hoặc cho đến khi người được bảo lãnh có được quốc tịch Mỹ. Chính vì tính gắn kết này nên thường những người đồng tài trợ thường sẽ là người thân trong gia đình.

- Người bảo lãnh cũng có thể sử dụng tài sản cố định của mình như nhà cửa, xe cộ, tiền tiết kiệm v.v. để bù mức thu nhập còn thiếu. Mức bù này sẽ phải gấp 5 lần mức thiếu hụt.

- Người bảo lãnh cũng có thể sử dụng tài sản ở Việt Nam để chứng minh mức thu nhập bảo trợ thiếu hụt với điều kiện:

   + Tài sản này phải sẵn sàng chuyển thành tiền mặt trong vòng 12 tháng.

   + Khoản tiền này phải chứng minh có thể chuyển ra khỏi Việt Nam.

   + Khoản tài sản này phải tương đương gấp 5 lần mức thu nhập còn thiếu hụt.

Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn tự tính được mức thu nhập của mình để có thể cân đối cho việc bảo trợ tài chính người thân định cư Mỹ.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Visa - Định cư diện đầu tư - Diện Bảo lãnh - Du học, hy vọng bài viết trên đem tới nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu cần thêm sự hỗ trợ vui lòng liên hệ trực tiếp mình nhé.

Những câu hỏi thường gặp

1. Những trường hợp không cần bảo lãnh tài chính?

1. Những ai đã làm việc tại Mỹ và có trên 40 credit.
2. Goá bụa tự làm bảo lãnh đi Mỹ khi vợ/chồng đã qua đời.
3. Vợ, con là nạn nhân bị bạo hành từ công dân Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ.
4. Con của công dân Mỹ dưới 18 tuổi.

2. Nếu tôi là quân nhân Mỹ mở hồ sơ bảo lãnh vợ con thì có cần chứng minh tài chính không?

Có. Tuy nhiên quân nhân Mỹ sẽ tính mức bảo trợ tài chính có mức thu nhập hàng năm theo chuẩn thu nhập của liên bang do Bộ Y tế và dịch vụ Nhân Sinh Mỹ (HHS) ban hành.
Bạn có thể tìm thấy mức quy định đó theo bảng quy định thể hiện trong bài viết này.

3. Vợ chồng tôi có quốc tịch Mỹ muốn bảo lãnh con dưới 18 tuổi thì có cần làm hồ sơ bảo trợ tài chính không?

Không. Con dưới 18 là công dân Mỹ không cần phải chứng minh phần này

4. Người đứng ra bảo trợ tài chính sẽ có trách nhiệm ra sao theo quy định?

Người bảo trợ sẽ chịu trách nhiệm và lo mọi chi phí ăn ở, sinh hoạt v.v đối với người mà mình xin bảo trợ. Đồng nghĩa với việc cam kết với chính phủ Mỹ về việc người được bảo lãnh khi qua Mỹ sẽ không là gánh nặng xã hội Mỹ.

Trong trường hợp người bảo trợ sau đó không thể cung cấp đầy đủ cho người được bảo trợ, lúc này chính phủ Mỹ có thể dựa vào các chương trình trợ cấp của chính phủ hoặc/và chính quyền Mỹ cũng có quyền dựa trên bộ bảo trợ tài chính đã nộp trước đó để khiếu kiện và bắt người bảo trợ phải bồi hoàn toàn bộ chi phí phát sinh cho chính phủ bao gồm luôn những chương trình bảo hiểm y tế của trẻ em ở tiểu bang.
Giang Vu

Bình luận